Lịch sử kiến trúc, thật thú vị khi chúng ta biết được các phong trào lớn và những phong cách thiết kế phổ biến nổi bật theo thời gian cho đến ngày nay. Do đó, Aci Hotel đã tổng hợp một số phong cách kiến trúc nội bật nhất, ảnh hưởng nhất trong lịch sử phát triển ngành kiến trúc. Các phong cách đó là gì mới quý độc giả cùng theo dõi.
Nội Dung Bài Viết
1. Phong cách kiến trúc cổ điển
Di tích đền Parthenon tại Hy Lạp
Kiến trúc Cổ điển bắt nguồn tư người Hy Lạp cổ đại vào giữa thế kỷ thứ VII và thứ IV TCN. Nó được nhân loại biết đến với các ngôi đền thờ thần của các tôn giáo lớn với chất liệu bằng đá, được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc về trật tự, tính đối xứng, hình học, chặt chẽ về phối cảnh.
Một đặc điểm đáng chú ý về với kiến trúc này là hệ thống cột không thể lẫn đi đâu được : Doric, Ionic và Corinthian. Công trình vĩ đại nhất sử dung kiến trúc Cổ điển trong thời gian này là đền Parthenon. Đền Được Parthenon được xây dựng tại Acropolis, Athens vào những năm của thế kỷ thứ V TCN, Đến Parthenon là công trình tiểu biểu thể hiện những đặc điểm tinh hoa nổi bật nhất của thời kỳ này: Hầu hết các công trình thời này đều lấy các cột lớn chống đỡ xung quan trung tâm công trình.
2. Kiến trúc Romanesque ( Roman )
Nhà thờ Santiago de Compostela
Kiến trúc này được phát triển ở châu Âu vào những năm của thế kỷ thứ 6 và thứ 9. Việc xuất hiện kiến trúc này có mối tương quan đặc biệt với bối cảnh lịch sử của thời kỳ này. Trong giai đoạn này các quốc gia châu Âu thường xảy ra chiến tranh liên miên đất nước luôn trong tình trạng bị xâm lược hoặc đi xâm lược. Các nước bị xâm lước muốn bảo vệ các công trình của mình thường xây các tòa nhà, lấy cảm hứng từ thời La Mã cổ đại với đặc trưng là các bức tường lớn chịu lực bởi các loại vũ khí quân thù nhằm vào.
Công trình nổi bật thời kỳ này đó là các nhà thờ tiêu biểu như Nhà thờ Santiago de Compostela đế chế Tây Ban Nha đã được xây dựng trong các cuộc Thập tự chinh nó là công trình thể hiện được tinh hoa của kiến trúc Roman.
3. Kiến trúc Gothic
Nhà thờ Reims Cathedral
Kiến trúc này ban đầu có cái tên mĩ miều là kiến trúc Opus Francigenum hay “kiến trúc Pháp”, vì nó có nguồn gốc xuất xứ từ thời Trung cổ ở Pháp, Kiến trúc Gothic xuất hiện vào những năm 900 và 1300 TCN. Chỉ trong vài thập niên từ khi xuât hiện nó đã nổi thành phong trào thiết kế xây dựng chính. Một số công trình tiêu biểu sử dụng kiến trúc này để xây dựng có thể kể đến như các tòa nhà giáo hội – nhà thờ hệ thống mái vòm và cửa sổ áp mái. Hầu hết các tòa nhà còn xót lại được xây dựng bằng kiến trúc Gothic ngày nay đều được coi là Di sản Thế giới được tổ chức UNESCO công nhận,ví dụ: Nhà thờ Đức Bà và Nhà thờ Reims.
4. Baroque
Nhà thờ Gesù tại Roman
Xuất hiện từ thế kỷ 16 dưới chế độ quân chủ châu Âu, kiến trúc Baroque được sử dụng xây dựng cho các công trình nhà thờ tôn giáo là chủ yếu. Để tạo lên cảm giác ấn tượng kiến trúc này sử dụng các đồ trang trí là chủ yếu – đặc biệt nhất là cách mà các kiến trúc sư sự dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Một trong những công trình tiêu biểu đầu tiên của phong cách kiến trúc này phải kể đến là Nhà thờ Gesù ở Rome, công trình là niềm tự hào của người dân thành Rome cho đến tận ngày nay.
5. Tân cổ điển
Nhà thờ Altes Museum tại Berlim
Bắt đầu từ thế kỷ 18 trở đi, để làm sống lại các tòa nhà Hy Lạp và La Mã cổ điển các kiến trúc sư đã sử dụng lại kiến trúc tân cổ điển. Sự xuất hiện của kiến trúc này liên quan đến bối cảnh kinh tế và xã hội thời bấy giờ.
Ở Châu Âu cuộc các mạng công nghiệp nổ ra và tầng lớp trí thức, trung lưu bắt đầu truyền thống ” Grand Tour ” – Du lịch vòng quanh thế giới họ học hỏi và tiếp xúc nhiều với các tác phẩm cổ đại. Chính họ là những người hồi sinh văn hóa châu Âu đem lại cho châu lục này một phong cách kiến trúc hướng đến tính đối xứng hợp lý như là một sự kết thừa của kiến trúc Baroque.
6. Beaux-Arts
Nhà ga Grand Central tại New York
Xuất phất từ trường Mỹ thuật ở Paris vào những năm 30 của thế kỷ 17. Nó đã thiết lập được một chỗ đứng vững chắc nó là sự kế thừa của các giai đoạn kiến trúc lịch sử như như Neoclassicism Pháp, kiến trúc Gothic, và Renaissance, tuy nhiên do có tính chất kế thừa vì vậy phong cách kiến trúc này cũng sử dụng các vật liệu hiện đại như nhựa, sắt, thép, thủy tinh …..
Mặc dù nó xuất hiện đầu tiên ở Pháp, nhưng phong cách này ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Mỹ và có vai trò như là một tham chiếu đến kiến trúc sư như Louis Sullivan – “cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại“. Các công trình được thiết kế theo kiến trúc này thường trang trí pha trộn với các đường nét hiện đại, một số công trình tiêu biểu sử dụng kiến trúc này có thể kể đến như Grand Palais ở Paris, hay Grand Central Terminal ở New York.
7. Art Nouveau
Lối vào ga tàu điện ngầm Porte Dauphine ở Paris
Kiến trúc Art Nouveau lúc ban đầu nó được coi như là một tài liệu hướng dẫn cho một số ngành từ kiến trúc đến thiết kế hội họa và thiết kế nội thất hay nghệ thuật sắp xếp typography. Phong cách kiến trúc này đối nghịch với những phong cách chiết trung châu Âu ( Phong cách chiết trung là một phong cách tạp nham không không tuân theo bất cứ một luật lệ nào cả nó pha trộn lung tung giữa cái cũ và mới, giữa cái hay và cái dở, giữa cái ồn ào và yên tĩnh ….).
Kiến trúc Art Nouveau làm nổi bật mình bằng các yếu tố trang trí hoa, lá, cành, động thực vật tự nhiên …Một số kiến trúc sư đi đầu trong phong cách kiến trúc này phải kể đến Kiến trúc sư người Bỉ Ông Victor Horta hay Hector Guimard.
8. Art Deco
Nhà hát des Champs-Élysées tại Paris
Lại là Pháp đế chế sản sinh là những phong cách kiến trúc tuyệt vời, kiến truc Art Deco xuất hiện tại Pháp trước khi chiên tranh thế giới thứ nhất nổi ra và giống như kiến trúc Art Nouveau, Kiến trúc này ảnh hưởng nhiều đến một số lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế.
Art Deco có sự pha trộn giữa thiết kế hiện đại, các yếu tố mang tính cá nhân, các vật liệu sang trọng. Phong cách này thể hiện việc đánh giá nhìn nhận của con người trong thời đại mới sự tiến bộ về công nghệ và xã hội.
Mộ số kiến trúc sư đi đầu sử dụng kiến trúc này phải kể đến như Auguste Perret ông đã tiên phong sử dụng vật liệu bằng bê tông cốt thép để xây dựng các công trình lớn như nhà hát Champs-Elysées ( xây dựng năm 1913).
9. Bauhaus
Trường đại học Bauhaus Dessau
Bauhaus được sinh ra tại trường thiết kế đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ 20. Nó xuất hiện trong một bài diễn văn kéo dài từ thiết kế đồ nội thất đến nghệ thuật nhựa và tư thế tiên phong ở Đức. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và thiết kế sản phẩm là rất quan trọng đối với các đề xuất kiến trúc của trường, áp dụng lập trường hợp lý hóa cao về quy trình thiết kế. Một trong những người sáng lập, Walter Gropius, đã thực hiện các phương pháp dạy học cách mạng và áp dụng các nguyên tắc này trong các tác phẩm hiện đại và chức năng của mình.
10. Hiện đại
Weissenhof-Siedlung House, Stuttgart, được thiết kế bởi Le Corbusier
Xuất hiện lần đầu tiên tại Đức vào thế kỷ 20 người sáng tạo ra loại kiến trúc này là Le Corbusier ông đã tổng hợp những hiểu biết giới luật của mình trong việc thiết kế xây dựng các ông trình kiến trúc. Le Corbusier đã để lại cho đời sau ” 5 đặc điểm của kiến trúc hiện đại” đây được coi là một bản tuyên ngôn của kiến trúc hiện đại. Ngoài Le Corbusier nhân loại cũng phải nhớ tên các kiến trúc sư như Bauhaus hay Frank Lloyd Wright những người này cũng có những hiểu biết đóng góp không nhỏ về kiến trúc hiện đại.
11. Hậu hiện đại
Tòa nhà Portland, được thiết kế bởi Michael Graves.
Cuộc khủng hoảng đại suy thoái năm 1929 kéo dài đến nhưng năm 70 của thế kỷ 20 đã làm cho kiến trúc hiện đại phải thay đổi cho phù hợp với xã hội mới.
Kiến trúc hậu hiện đại ra đời lấy lấy nguyên tắc của Chủ nghĩa hiện đại làm trung tâm sự thay đổi diễn ra nhanh chóng cả trong các tác phẩm văn học lẫn thiết kế xây dựng. Đối với điều này là bắt buộc bởi kiến trúc nào cũng vậy phải phù hợp với số đông quần chúng nó mới tồn tại được lâu
12. Deconstructivism
Công viên Parc de la Villette, được thiết kế bởi Bernard Tschumi
Deconstructivism bắt nguồn từ những năm 1980 và phát triển rực rỡ và năm 1988 thông qua triển lãm cách tác phẩm của Peter Eisenman, Zaha Hadid, Frank Gehry, Daniel Libeskind, Bernard Tschumi and Wolf Prix, Rem Koolhaas,
Phong cách kiến trúc này đặt ra các giới luật và quy trình thiết kế khắt khe, kết hợp động lực phi tuyến và lý luận của các trường phái kiến trúc . Kiến trúc Deconstructivism phải giải quyết được vấn đề về kết cấu tháo dỡ các phương thức suy nghĩ truyền thống; và kiến tạo, phong trào nghệ thuật và kiến trúc Nga từ đầu thế kỷ 20.